Danh sách truyện hay

  • Hồ Xuân Hương
  • Nguyễn Du
  • Nguyễn Khuyến
  • Trạng Quỳnh

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa vào nội địa


Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết.
I. Trình tự thực hiện:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan.

II. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan : 02 bản chính.
+ Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 1 bản chính;
+ Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho);
+ Phiếu xuất kho theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

III. Thời hạn giải quyết:
  Chậm nhất là 8giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
- Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
+ Mẫu tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan HQ/2002/KNQ
+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
+ Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
+ Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế.
+ Hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo.
+ Trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quyết định 1473/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2002 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan.

Thủ tục thanh lý hàng hoá trong kho ngoại quan


Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết.
 I. Trình tự thực hiện: 
+ Đối với cá nhân, tổ chức:
- Chủ kho ngoại quan có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan xử lý đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan sau khi chủ kho ngoại quan đã có văn bản thông báo với chủ hàng về các trường hợp quá hạn lưu kho ngoại quan.
- Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm lập bộ hồ sơ đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan
+ Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
1/ Kiểm kê và phân loại xử lý đối với hàng tồn đọng trong kho ngoại quan:
Hội đồng xử lý tiến hành thủ tục mở niêm phong kho, niêm phong hàng hoá hoặc niêm phong container (nếu có), thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế tại kho ngoại quan, phân loại hàng hoá để xử lý theo các hướng sau:
- Đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng (mục nát, hư hỏng, không bảo đảm chất lượng sử dụng theo kết quả giám định chất lượng) hoặc hết hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá hoặc hàng hoá thuộc diện cấm sử dụng lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hội đồng xử lý lập biên bản để tổ chức tiêu huỷ.
- Đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu thuộc diện dễ bị hư hỏng hoặc sắp hết thời hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hàng hoá hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá, Hội đồng xử lý tổ chức bán ngay trên cơ sở kết quả giám định về chất lượng của tổ chức giám định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và định giá trên cơ sở giá thị trường để bán cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
- Đối với các loại hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng và không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, Hội đồng xử lý thực hiện trưng cầu giám định chất lượng hàng hóa, tiến hành định giá trên cơ sở giá thị trường và tổ chức bán đấu giá cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua theo quy định hiện hành. Nếu hàng hoá thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện thì Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan để báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu trước khi bán.
- Riêng đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng nhưng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước nếu không tái xuất đối với số hàng tồn đọng này được, Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan ra quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước để xử lý theo Quy chế quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 7/2/1998 của Bộ Tài chính.
- Khi tổ chức bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan, Hội đồng xử lý có trách nhiệm hướng dẫn người mua được hàng hoá thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện các quy định pháp luật về thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu như đối với các hàng hoá nhập khẩu khác.
- Thuế suất, tỷ giá được áp dụng theo các quy định tại thời điểm người mua làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan. Số thuế phải nộp được xác định trên cơ sở giá bán thực tế hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan trừ (-) giá chưa có thuế. Giá chưa có thuế, phương pháp tính thuế, loại thuế áp dụng (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu ...) được xác định theo quy định của pháp luật về thuế.
2/ Tổ chức xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan:
a. Tổ chức bán đấu giá: Hội đồng xử lý tiến hành xác định giá khởi điểm của hàng hoá trên cơ sở chất lượng còn lại theo kết quả giám định, giá bán trên thị trường của hàng hoá mới cùng loại tại thời điểm tổ chức bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo đúng quy định hiện hành về bán đấu giá của Nhà nước. Hội đồng xử lý có thể tổ chức bán đấu giá hoặc thuê các trung tâm bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá đối với số hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan trên cơ sở giá khởi điểm do Hội đồng xác định.
Hội đồng xử lý có trách nhiệm cấp hoá đơn do Tổng cục Thuế phát hành (đối với trường hợp thuê Trung tâm bán đấu giá hoặc các tổ chức bán đấu giá thực hiện thì do các đơn vị này cung cấp hóa đơn), các hồ sơ giấy tờ theo quy định và thực hiện việc dán tem nhập khẩu đối với những mặt hàng phải dán tem nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Khi trực tiếp bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan, Hội đồng xử lý đăng ký mua hóa đơn lẻ (Hóa đơn bán hàng hoặc hoá đơn giá trị gia tăng tùy theo mặt hàng) với cơ quan thuế để cấp cho người mua và thực hiện việc nộp thuế, quyết toán với cơ quan thuế theo quy định hiện hành.
b. Tổ chức tiêu huỷ: Việc tổ chức tiêu huỷ phải đựơc Hội đồng xử lý lập Biên bản xử lý tiêu huỷ và giao Chủ kho ngoại quan thực hiện tiêu huỷ số hàng hoá này có sự chứng kiến của Hội đồng xử lý. Trong trường hợp cần thiết mời cơ quan chuyên môn liên quan về quản lý Nhà nước chứng kiến việc tiêu huỷ.
Đối với loại hàng hoá mà việc tiêu huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải đựơc sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu huỷ.

II. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Công văn đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
+ Hợp đồng thuê kho ngoại quan và hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (nếu có).
+ Các thông báo của chủ kho ngoại quan cho chủ hàng.
+ Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hoá gửi kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.
+ Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa gửi kho ngoại quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

III. Thời hạn giải quyết: Không quy định rõ ràng
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân,Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng (Cục Hải quan)
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chủ tịch Hội đồng
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục hải quan
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tài chính - Vật giá
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
+ Tờ khai nguồn gốc
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 36/2003/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng tồn kho ngoại quan

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Nhật Bản gia nhập Công ước Viên và một số suy nghĩ đối với việc gia nhập của Việt Nam


TS. Nguyễn Minh Hằng
Bộ môn Luật – ĐH Ngoại Thương
1.    Công ước Viên và sự ảnh hưởng của Công ước ở Châu Á
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi là Công ước Viên)  được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Công ước này đã trở thành Công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, với 74 quốc gia là thành viên , ước tính Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến hơn ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới . Trong số 74 quốc gia thành viên của Công ước này, có sự góp mặt của các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển nằm trên mọi châu lục. Thực tiễn áp dụng Công ước Viên cho thấy Công ước này cung cấp một khung pháp lý thống nhất, hiện đại về mua bán hàng hóa quốc tế, có thể được áp dụng tại mọi quốc gia không phân biệt truyền thống pháp luật hay trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Từ khi Công ước có hiệu lực (ngày 01/01/1988), Công ước đã chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong việc góp phần giải quyết các xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Điều này được thể hiện qua rất nhiều bản án, phán quyết của Toà án và Trọng tài trên khắp thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số các bản án, phán quyết có liên quan đến Công ước đã lên tới hơn 2000 .
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 12 quốc gia Châu Á là thành viên của Công ước . Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia vào Công ước Viên. Tiếp theo đó là Singapo (năm 1996), Hàn Quốc (năm 2005) và năm 2008, Nhật Bản đã phê chuẩn Công ước. Như vậy, bốn nền kinh tế mạnh nhất của Châu Á đã tham gia Công ước này.
Câu hỏi đặt ra là Công ước đã được áp dụng như thế nào tại các quốc gia Châu Á? Lấy Trung Quốc làm nghiên cứu điển hình, có thể thấy, từ hai thập kỷ (từ năm 1988 khi Công ước bắt đầu có hiệu lực đến hết năm 2008), Công ước Viên đã được áp dụng rất rộng rãi tại Trung Quốc . Nhiều phán quyết của trọng tài Trung Quốc, chủ yếu là của CIETAC (China International Economic and Trade Arbitration Commission) có liên quan đến Công ước Viên đã được tập hợp. Con số này là khoảng 300 phán quyết . Trong các phán quyết này, có thể thấy rõ vai trò của Công ước trong việc điều chỉnh các vấn đề mà pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Trung Quốc còn bất cập hoặc chưa điều chỉnh, nhờ đó những tranh chấp trong lĩnh vực ngoại thương được giải quyết nhanh chóng và hợp lý.
Theo nhận định của các nhà phân tích thì Công ước Viên đã phát huy vai trò rất tích cực để thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Trung Quốc. Vai trò này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, thời kỳ phát triển mạnh mẽ hoạt động ngoại thương của Trung Quốc . Một mặt, các nhà kinh doanh Trung Quốc có một nguồn luật đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới để áp dụng vào hợp đồng ký với đối tác nước ngoài. Mặt khác, các đối tác nước ngoài cũng tin tưởng và yên tâm hơn khi làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc vì Công ước này đã được chấp nhận ở Trung Quốc. Số lượng các hợp đồng trong đó các bên lựa chọn Công ước Viên là luật áp dụng ngày càng gia tăng .
Vai trò của Công ước ở Trung Quốc còn thể hiện ở việc, nhiều điều khoản trong Luật Hợp đồng Trung Quốc ngày 15/03/1999 được tham khảo từ Công ước này. Các nhà lập pháp Trung Quốc đã chuyển hóa các nguyên tắc chung và một số quy định cụ thể của Công ước Viên vào pháp luật hợp đồng của mình, trước hết vì đó là những nguyên tắc và quy định được chấp nhận và áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.
2.    Nhật Bản gia nhập Công ước Viên và dự báo về tương lai của Công ước tại Châu Á
Nhật Bản đã phê chuẩn Công ước Viên ngày 01/07/2008 và Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực tại đất nước mặt trời mọc từ ngày 01/08/2009.
Lý do để Nhật Bản gia nhập Công ước Viên là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại về hàng hoá Nhật Bản và các quốc gia thành viên Công ước. Việc cùng trở thành thành viên của Công ước giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong quan hệ mua bán, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt, với việc gia nhập Công ước này, Nhật Bản mong muốn tạo khung pháp lý thuận lợi đẩy mạnh hoạt động thương mại song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc .
Việc Nhật Bản trở thành thành viên Công ước Viên có ảnh hưởng gì đến những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản hay không? Khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước này thì câu trả lời có vẻ như là không. Thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Điều 1.1.b của Công ước quy định: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau… khi theo các quy phạm tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của một quốc gia thành viên của Công ước”. Theo trường hợp này, Công ước Viên sẽ có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết giữa một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia là thành viên và một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia chưa phải là thành viên công ước. Ví dụ, một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa người mua Việt Nam và người bán Nhật Bản (trong đó hai bên không lựa chọn luật áp dụng) sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên nếu các quy phạm xung đột dẫn chiếu tới luật Nhật Bản, mặc dù Việt Nam chưa là thành viên của Công ước . Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phổ biến kiến thức về Công ước Viên ngay cả khi Việt Nam chưa phải là quốc gia thành viên. Đây cũng là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhằm tránh bị động khi Công ước được áp dụng vào hợp đồng mà mình ký với các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia thành viên của Công ước .
Các chuyên gia dự báo việc nền kinh tế hùng mạnh nhất Châu Á gia nhập Công ước Viên đánh dấu một bước thành công mới của Công ước tại Châu Á. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn về thương mại hàng hóa của Nhật Bản ở Châu Á và trên thế giới sẽ kéo theo nhiều hồ sơ gia nhập hay phê chuẩn từ các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Châu Á .
3.    Kiến nghị: Việt Nam cần gia nhập Công ước Viên trong thời gian sớm nhất
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO được hơn 2 năm và đã thực sự tham gia vào “luật chơi chung” trong khuôn khổ của tổ chức này. Các Hiệp định của WTO đóng vai trò quan trọng để phát triển hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước khác. Tuy vậy, các Hiệp định này chỉ đưa ra các nguyên tắc và quy định mang tính chất nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế cụ thể như mua bán hàng hóa, các thương nhân cũng cần có “luật chơi chung” nhằm giảm thiểu các rào cản về mặt pháp lý do các xung đột pháp luật tạo nên.
Đã đến lúc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm đến việc tham gia vào các điều ước quốc tế chuyên ngành trong những lĩnh vực cụ thể, trong đó lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế cần phải được chú trọng. Lý do là vì cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc gia nhập Công ước Viên là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn để phát triển các hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt Nam; là cách thức hữu hiệu để giải quyết những xung đột pháp luật với các nước khác và giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn.
Như đã phân tích ở trên, sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của Công ước Viên tại Châu Á đã được khẳng định và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Việt Nam không nên và không thể đứng ngoài những “luật chơi chung” đã được nhiều quốc gia Châu Á áp dụng. Việt Nam cần nhanh chóng, chủ động có các hành động cụ thể tiến tới gia nhập Công ước Viên trong thời gian sớm nhất (chậm nhất là cuối năm 2009) để nhanh chóng tận dụng được những lợi ích mà văn bản thống nhất luật này đem lại . Lợi ích khi gia nhập Công ước này là rất lớn, đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đối với nền kinh tế Việt Nam . Lợi ích này trước hết là phát triển mối quan hệ mua bán hàng hóa với các quốc gia Châu Á là bạn hàng lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sau đó là những lợi ích lớn hơn có được khi phát triển mối quan hệ thương mại với các quốc gia thành viên khác ở mọi châu lục.

Tài liệu tham khảo
1.    Claude Witz, L’essor de la Convention de Vienne en Asie (Sự ảnh hưởng của Công ước Viên tại Châu Á), Recueil Dalloz, 2009, tr.280
2.    International Trade Centre (UNCTAD/WTO) & Ministry of Trade of Vietnam, Report on key multilateral treaties affecting trade not ratified by Vietnam- A cost/benefit analysis, March 2007 (tài liệu hội thảo)
3.    www.cisg.law.pace.edu
4.    www.uncitral.org

Công ước Viên 1980

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964: một Công ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”, Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”. Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng.

Tuy vậy, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng. Theo các chuyên gia có 4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới: (1) Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước XHCN và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản; (2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) các Công ước này thiên hướng về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; và (4) quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không.

Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).
Download full tiếng viêt: http://123doc.org/document/2470893-cong-uoc-vien-1980-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-viet-tat-theo-tieng-anh-la-cisg.htm

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất


TỜ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠM NHẬP-TÁI XUẤT 
(CUSTOMS DECLARATION FOR TEMPORARY IMPORT AND RE-EXPORT MEANS OF TRANSPORTATION)
(Liên 1: Bản giao người điều khiển phương tiện/Copy 1: For the operator of means of transportation) 
Số tờ khai (Declaration No.): ......................./TN/HQCK................................, Ngày (date-d/m/y ):......../......../20.....

Dịch vụ khai hải quan và khai thuê hải quan

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Mẫu đơn đăng ký thủ tục Hải quan điện tử cho doanh nghiệp


Mẫu đơn đăng ký thủ tục Hải quan
http://123doc.org/document/34509-mau-don-dang-ky-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-cho-doanh-nghiep.htm
1. Trình tự thực hiện:
Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xuất trình hàng hóa với hải quan cửa khẩu để làm thủ tục và được giải quyết thông quan với cơ quan Hải quan cửa khẩu theo các bước sau:
Bước 1: Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo tờ khai hải quan nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu với hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình hàng hóa để Hai quan cửa khẩu kiển tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo (nếu có) theo quy định về thủ tục hải quan cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh qua biên giới theo quy định.
Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ do chủ hàng hoặc người khai hải quan nộp và xuất trình và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo để giải quyết các chế độ thuế, lệ phí (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có) và quyết định thông quan qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định đối với từng loại hình hàng hóa xuất, nhập cụ thể theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:     
* Thành phần hồ sơ:
a. Đối với hàng nhập khẩu
- Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.
- Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ Tài chính quy định, trừ vận đơn và hợp đồng thương mại.
- Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp (đối với hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch y tế); và Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra.
- Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nếu có đủ điều kiện theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới; việc khai báo hải quan, nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, thực hiện theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đối với trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì đối tượng nhập khẩu phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá-C/O (trừ trường hợp tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD).
- Kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật Hải quan hiện hành.
b. Đối với hàng xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan:
+ Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán: Sử dụng theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.
+ Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới do Bộ Tài chính quy định.
- Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thực hiện theo quy định của pháp luật Hải quan hiện hành.
- Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp đối với hàng hoá xuất khẩu phải kiểm dịch y tế theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.
- Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:  Trong 08 giờ hành chính/ngày; nếu hết giờ hành chính mà lô hàng chưa kiểm tra xong thì được tiếp tục làm ngoài giờ hành chính cho xong.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC (nếu có): Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
8. Phí, lệ phí: theo quy định đối với từng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2012-NK
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2012-XK
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới:
- Thương nhân Việt Nam.
- Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khoá 10.
- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội khoá 11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan.
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP -15/12/05
- Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
- Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 1420/TTg-KTTH ngày 27/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu biên mậu.
- Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/06/2009 của Bộ Công Thương Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu.
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính Ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu./.

Incoterm 2010

       Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
       Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 9/2010 với 11 quy tắc mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
       Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên.
       Incoterms®, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterm® 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.
       Kể từ khi Incoterms® được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Incoterms® 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms® 2010 cập nhật và gom những điều kiện "giao hàng tại nơi đến", giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms® 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.
Phân loại 11 điều kiện Incoterms® 2010
11 điều kiện Incoterms® 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
EXW - Ex Works: Giao tại xưởng
FCA - Free Carrier: Giao cho người chuyên chở
CPT - Carriage Paid To: Cước phí trả tới
CIP - Carriage and Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT - Delivered at Terminal: Giao tại bến
DAP - Delivered at Place: Giao tại nơi đến
DDP - Delivered Duty Paid: Giao hàng đã nộp thuế
Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
FAS - Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu
FOB - Free On Board: Giao lên tàu
CFR - Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
CIF - Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Download full: http://123doc.org/document/1448984-incoterm-2010-full-pdf.htm

Quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

        Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa được xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan. Quản lý hải quan là cần thiết để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình chịu sự quản lý hải quan, hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể bị cản trở ở mức nhất định, Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại quốc tế phát triển với gia tốc lớn. Một vấn đề đặt ra với quản lý hải quan là phải cân bằng giữa chức năng kiểm soát và chức năng tạo lợi nhuận cho thương mại. Chính vì thế cải cách, hiện đại hóa, hài hòa thủ tục hải quan giữa các nước trở thành yêu cầu cấp bách của đa số các nước.
       Một trong những nội dung cải cách hoạt động hải quan của nhiều nước tham gia hội nhập, trong đó có Việt Nam, là áp dụng phương thức quản lý rủi ro vào quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Quản lý rủi ro cho phép hải quan tập trung nguồn kiểm soát các đối tượng có mức rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước. Do có ưu thế như vậy nên quản lý rủi ro đã được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam quản lý rủi ro vẫn còn là lĩnh vực khá mới.
       Trong những năm gần đây, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được tiến hành một cách khoa học, không cản trở không cần thiết hoạt động xuất, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã bắt đầu áp dụng quản lý rủi ro vào công tác nghiệp vụ, nhất là từ ngày 01/01/2006, khi luật Hải quan sửa đổi có hiệu lưc. Tuy nhiên, thực tế triển khai việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều công việc chưa được chuẩn bị chu đáo... Để triển khai quá trình áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ hải quan tránh được sai lầm, đạt được hiệu quả mong muốn, cần nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu lĩnh vực này.
       Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, đề tài: "Áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu" được chọn làm đối tượng nghiện cứu trong luận văn.

Download full: http://123doc.org/document/2301983-luan-van-ap-dung-quan-ly-rui-ro-vao-qui-trinh-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau.htm

Thủ tục hải quan hàng Phi mậu dịch


        Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 15 năm trở lại đây từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. 
        Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8% năm là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập  khẩu khoảng từ  20%  đến  25%  năm. Giao thương  hàng  hoá tăng trưởng nhanh chóng, trong đó chủ yếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không…là những tiền đề quan trọng trong phát triển ngành vận tải quốc tế của Việt Nam. Hàng hoá xuất nhập khẩu vào nước ta ngày càng tăng lên với khối lượng lớn thì vai trò của hoạt động giao nhận càng thể hiện rõ. 
        Trong hoạt động giao nhận vận tải, việc thực hiện tốt công tác giao nhận hàng hoá là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty chiếm được lòng tin của các khách  hàng trong và ngoài nước. Vì thế, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong (BEE LOGISTICS) em đã chọn đề tài “QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT NHẬP KHẨU – HÀNG PHI MẬU DỊCH” tại công ty để nghiên cứu với mong muốn nâng cao những kiến thức và nghiệp vụ đã học. 
        Với những hạn chế về kiến thức chuyên môn, hiểu biết thực tiễn chưa đầy đủ và thời gian thực tập có hạn chắc chắn đề tài khóa luận còn nhiều sai sót nên em rất mong được sự chỉ bảo của Quý thầy cô, các anh chị trong công ty để đề tài khóa luận của em được hoàn chỉnh, kiến thức của em được mở rộng hơn. 
        Lĩnh vực giao nhận ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo những điều kiện tốt nhất cho ngành này để khuyến khích gia tăng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho quốc gia. Việc đơn giản hoá thủ tục phức tạp đã làm cho công tác giao nhận nhanh chóng được chuyên môn hoá hơn.

Download full: http://123doc.org/document/2181333-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan-hang-xnk-phi-mau-dich-tai-cong-ty-bee-logistics.htm

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư


Theo Công ước quốc tế về Đơn giản và Hài hòa thủ tục Hải quan (còn gọi là Công ước Kyoto) có hiệu lực từ năm 1974, bản sửa đổi, bổ sung được Hội đồng Tổ chức Hải quan thế giới WCO phê chuẩn vào tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 3 tháng 2 năm 2006, thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và bên hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan.
Còn theo Luật Hải quan Việt Nam thì thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
Như vậy, thủ tục hải quan có thể hiểu là trình tự các bước công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động XK, NK.
Việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá XK, NK thương mại thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động XNK. Mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình thủ tục hải quan, đồng thời phải đảm bảo kiểm tra giám sát có hiệu quả. Khi làm thủ tục hải quan, cả người khai hải quan và công chức hải quan đều phải tuân theo các quy định cụ thể và phải hiểu rõ các bước công việc mình cần phải làm, để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Download full: http://123doc.org/document/117544-cai-cach-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-tao-tai-san-co-dinh-cua-du-an-dau-tu-theo-huong-hien-dai-hoa-phu-hop-voi-cac-quy-dinh-c.htm

Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ


Trước xu thế toàn cầu hoá đang phát triển hết sức mạnh mẽ và tích cực, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đóng vai trò như một công cụ thiết yếu. Trong đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại là một nội dung quan trọng nhất, nó có tác dụng rõ rệt trong việc bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Đồng thời, thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác giúp ngân hàng thương mại phát triển và gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Vì những nguyên nhân đó, trong thời gian gần đây, các hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế  và đầu tư phát triển công nghệ thanh toán hiện đại (Techcombank mua công nghệ thông tin hiện đại của Microsoft năm 2005 để đáp ứng phục vụ nhu cầu của ngân hàng, EXIM bank mua công nghệ thanh toán quốc tế hiện đại của ngân hàng Miae của Hàn Quốc, Vietcombank…..). Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro trong thanh toán quốc tế nếu xảy ra sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng thương mại cả về tài chính và uy tín. Nhiều ngân hàng có thể bị đứng trước các nguy cơ phá sản khi bị thiệt hại quá lớn về tài chính mà không có khả năng khắc phục rủi ro. Do đó, việc mở rộng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại phải đi đôi với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Phản full: http://123doc.org/document/640595-chuong-1-ly-luan-chung-ve-rui-ro-trong-thanh-toan-quoc-te-theo-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung-chung-tu.htm

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Luật Đường sắt


CỦA QUỐC HỘI  NƯỚC CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
SỐ 35/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005   
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đường sắt.
CHƯƠNG I 
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Chi tiết: http://123doc.org/document/549857-luat-duong-sat.htm

Vận đơn đường biển


Vận đơn đường biển, thường được viết tắt là B/L (từ các chữ cái đầu của Bill of Lading), là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Phân loại 
Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa
Có 2 loại:
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: là chứng từ xác nhận hàng đã được bốc qua lan can tàu, thể hiện người bán đã giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký với người mua. Vận đơn này thường được ghi chú bằng chữ shipped on board, on board, shipped hoặc Laden On Board.
Vận đơn nhận hàng để chở: Là chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng để chở và cam kết sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định trong vận đơn.
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn 
Có 2 loại:
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): là vận đơn có những phê chú xấu rõ ràng (bao bì không đáp ứng cho vận tải biển, một số thùng bị vỡ, hàng bị ướt, hàng có mùi hôi, ký mã hiệu không rõ ràng...). Cần lưu ý rằng những phê chú xấu không rõ ràng về sự khiếm khuyết của hàng hóa không khiến B/L trở nên không hoàn hảo (ví dụ như những phê chú: bao bì "có thể" không đáp ứng được vận tải đường biển, bao bì dùng lại, thùng được đóng đinh lại, hàng hóa "hình như" bị ẩm, hàng hóa "có vẻ" cồng kềnh v.v.).
Căn cứ vào tính sở hữu
Có 3 loại:
Vận đơn đích danh (Straight B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng, và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó.
Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh của một người nào đó. Thường trong phần Consignee sẽ điền là to (the) order of.... có thể theo lệnh của một người đích danh, của người gửi hàng (to (the) order of the shipper) hay theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng.
Vận đơn vô danh (To bearer B/L): là vận đơn không ghi tên người nhận hàng, do đó bất cứ ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn.
Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn 
Vận đơn gốc (Original B/L): là vận đơn được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
Vận đơn bản sao (Copy B/L): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable).
Căn cứ vào hành trình chuyên chở 
Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.
Vận đơn chở suốt (Through B/L) được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.
Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L hay Combined B/L): là vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá theo phương thức "door to door", theo đó hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều tàu hoặc bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau (máy bay, tàu biển, đường sắt, đường bộ, đường sông).
Nội dung chính trên B/L
Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải
Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán.
Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi "to (the) order", "to (the) order of..."
Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và điạ chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.
Nơi nhận hàng (Place of Receive)
Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
Nơi giao hàng (Place of Delivery)
Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì
Trọng lượng tịnh (Net Weight)
Ngày và nơi ký phát vận đơn
Các chức năng cơ bản sau 
Vận đơn đường biển có các chức năng sau:
Là biên lai của người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) giao cho người gửi hàng, xác nhận số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu.
Là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
Vận đơn gốc là một chứng từ trao quyền sở hữu prīmā faciē (khi xuất trình đầu tiên) đối với hàng hóa cho người nhận hàng được chỉ định trong vận đơn hay cho người nắm giữ hợp pháp vận đơn. Theo nguyên tắc "nemo dat quod non habet" ("không ai có thể trao cái mà ông ta không có") thì người bán không thể chuyển giao quyền sở hữu tốt hơn quyền sở hữu mà bản thân người đó đang có; vì thế nếu hàng hóa phải chịu ràng buộc (như cầm cố, chịu phí hay thế nợ), hoặc thậm chí bị trộm cắp, thì vận đơn sẽ không đảm bảo trao quyền sở hữu đầy đủ cho người nắm giữ vận đơn.
Là công cụ chuyển nhượng. Vận đơn có thể được giao dịch theo cách giống như giao dịch hàng hóa, và thậm chí có thể được vay mượn nếu mong muốn (như chiết khấu để vay tiền ngân hàng; cầm cố như một loại tài sản để xin cấp tín dụng). Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI (trao đổi chứng từ điện tử) là việc rất khó khăn hiện nay.
CHi tiết: http://123doc.org/document/1126206-van-don-duong-bien-doc.htm

Các loại vận đơn đường biển


1. FIATA BILL OF LADING (FBL)
FIATA, tiếng Pháp "Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés”, tiếng Anh "International Federation of Freight Forwarders Associations", trong tiếng Đức "Internationale Föderation der Spediteurorganisationen”. Được thành lập tại Viên vào ngày 31/5/1926 và có trụ sở tại Zurich (Thụy Sĩ). Hiện nay, FIATA bao gồm 35.000 thành viên của trên 130 quốc gia, trong đó có Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) được thành lập từ 18/5/1994.

Là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của liên đoàn sử dụng trong vận tải đa phương thức , đã được Phòng thương mại quốc tế và ngân hàng chấp nhận.

Chi tiết: http://123doc.org/document/76934-cac-loai-van-don-duong-bien.htm

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS


           Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ: (i) Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS); (ii) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóađơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e-Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát.
           Hệ thống VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (Tên tiếng Anh là Viet Nam Automated Cargo Clearance System). Hệ thống VNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
           So với hệ thống hiện hành, Hệ thống VNACCS có điểm mới là tập trung cả 03 khâu: Khâu trước, trong và sau thông quan. Hệ thống hiện tại chỉ tập trung khâu trong và sau thông quan. Toàn bộ khâu trước thông quan hiện nay mới chỉ được thực hiện thí điểm trong khuôn khổ Dự án E-manifest, theo đó, hãng tàu phải gửi trước toàn bộ thông tin manifest về hàng hóa trên tàu cho cơ quan Hải quan.
           So với hệ thống hiện hành, Hệ thống VNACCS mở rộng thêm các chức năng, thủ tục mới, đó là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất.
           Chức năng khác của Hệ thống VNACCS là tăng cường kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Theo thiết kế, Hệ thống VNACCS có sự kết nối với các Bộ, Ngành. Cơ quan Hải quan sẽ gửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành. Kết quả xử lý cấp phép sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống.
           Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp. Hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử. Thời gian xử lý đối với hàng luồng xanh là 1 - 3 giây. Thời gian xử lý đối với luồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.
           Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trước thông quan: trước thông quan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đến/khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo.
           Một trong những nội dung thay đổi tương đối lớn của Hệ thống VNACCS liên quan đến hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS sẽ thực hiện theo hướng thanh khoản theo từng tờ khai, thực hiện quản lý theo từng phương tiện vận tải. Doanh nghiệp sẽ thực hiện tự khai, tự chịu trách nhiệm và tự thanh khoản. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro đối với việc thanh khoản.
           Về xác định trị giá. Hiện tại, Việt Nam áp dụng 06 mẫu Tờ khai trị giá tương ứng với 06 phương pháp xác định trị giá. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Do đó, về cơ bản, đối với phương pháp trị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay. Để đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, những lô hàng có sự nghi vấn về giá sẽ chuyển sang khâu sau thông quan để xác định. Bộ phận nào xử lý việc này sẽ được cân nhắc cụ thể trước khi đưa hệ thống này đi vào vận hành.
           Về giám sát, quản lý hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, gom các quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sát của hải quan. Hiện tại chưa có loại hình đối với chuyển cảng. Vì vậy, căn cứ theo Công ước Kyoto sửa đổi và thực tiễn của Hải quan các nước, trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung có đưa nội dung này theo hướng doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm cập nhật thông tin và phản hồi thông tin trên hệ thống về hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát của Hải quan tại điểm đi và điểm đến để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát của hải quan.
           Về chế độ quản lý của hải quan: Theo quy định hiện tại, hiện có khoảng trên 200 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo và tạo thuận lợi cho việc quản lý hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lý hải quan với khoảng 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch, sự khác nhau chủ yếu là về mặt chứng từ. Ngoài ra, một số loại hình đặc thù như hàng hóa mang vào, mang ra của cư dân biên giới, hàng an ninh quốc phòng, hàng trị giá thấp sẽ được thực hiện thủ công.
Chi tiết: http://123doc.org/document/1344883-du-thao-thong-tu-huong-dan-thuc-hien-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-tren-he-thong-vnaccs-vcis.htm

Đề cương ôn tập tốt nghiệp môn thủ tục hải quan


1. Nguyên tắc chung
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp, DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa này.
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủ tục hải quan.
d) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa.
c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.

Thủ tục hải quan điện tử - bài giảng


          Là hình thức khai hải quan bằng phần mềm cài trên máy tính, sau đó truyền dữ liệu tờ khai hải quan qua mạng internet tới cơ quan hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.
          Cụm từ này được sử dụng để phân biệt với hình thức khai báo hải quan bằng giấy như trước đây. Khi đó, người khai hải quan điền tay vào mẫu tờ khai in sẵn, rồi đem bộ tờ khai cùng chứng từ liên quan (tờ khai trị giá, invoice, packing list, hợp đồng thương mại, chứng nhận xuất xứ, vận tải đơn, giấy phép…) lên cơ quan hải quan để làm thủ tục thông quan.
          Về mặt khái niệm, có lẽ cũng nên phân biệt một chút giữa hình thức mới này với “khai hải quan từ xa”:
          Khai hải quan từ xa (hiện đang được bỏ dần) là hình thức khai cho thủ tục hải quan bằng giấy. Sau khi khai báo và truyền dữ liệu qua máy tính tới cơ quan hải quan, hệ thống sẽ cấp số tiếp nhận, và người khai phải mang tờ khai giấy đến chi cục hải quan để làm thủ tục.
          Khai điện tử (chính thức áp dụng toàn quốc từ 2013) là hình thức khai cho thủ tục hải quan điện tử, nghĩa là thực hiện “trọn gói” từ đăng ký tiếp nhận cho đến thông quan hàng hóa. Trường hợp tờ khai được phân vào luồng xanh thì có thể trực tiếp ra cảng lấy hàng. Trường hợp phân vào luồng vàng hoặc đỏ thì người khai phải đến chi cục hải quan xuất trình hồ sơ.
Download full: http://123doc.org/document/52055-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-bai-giang.htm

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp


        Trong nhưng năm gần đây, với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế, nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu, nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.
        Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ tài chính, ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan. Rất nhiều giải pháp đã được ngành Hải quan triển khai áp dụng trong quá trình quản lý, đặc biệt là triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Các quan trình thủ tục hải quan luôn được cải tiến sao cho ngày càng đơn giản hơn, minh bạch  hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
        Theo kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đai hóa ngành Hải quan gia đoạn 2004-2006 ban hành theo Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/03/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến năm 2010 là phấn đấu bắt kịp trình độ của Hải quan các nước trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lượng hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa; áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, trong giao đoạn 2004-2006, ngành Hải quan đã đề ra kế hoạch cụ thể để thực hiện 5 chương trình lớn, đó là: chương trình cải cách thể chế; chương trình công nghệ thông tin và trang thiết bị nghiệp vụ; chương trình cải cách tổ chức bộ máy; chương trình chuẩn hóa cán bộ và đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan và chương trình xây dựng trụ sở làm việc. Trong đó, triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử trong năm 2005 và 2006 là một trong những nội dung quan trọng của chương trình cải cách thể chế cần phải thực hiện.
        Thực hiện quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 19/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005 ngành Hải quan đã triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải Quan Thành phố Hải Phòng. Đây là một bước đột phá quan trọng của ngành hải quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, thiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lưc, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dự luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
        Bên cạnh những ưu điển nêu trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp" để làm luận văn cao học

Dowload full: http://123doc.org/document/29338-thuc-hien-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau-tai-cuc-hai-quan-thanh-pho-ho-chi-minh-thuc-trang-va-giai-phap-pdf.htm

Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại


1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra cả về chiều rộng và chiều sâu, và thương mại quốc tế tăng trưởng theo cấp số nhân đã đòi hỏi các phương thức thanh toán quốc tế cũng như nguồn luật điều chỉnh các phương thức này ngày một hoàn hảo.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế từ trước đến nay. Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP. UCP600 là phiên bản mới nhất được ICC ban hành ngày 1/7/2007 để thay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600, ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế mới ISBP681 để thay thế cho ISBP645.
UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500. Do vậy việc tìm hiểu về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP681) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Lụân văn: “Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại” với những phân tích, đánh giá những điểm mới của UCP600, tình hình ứng dụng UCP600 và ISBP681 tại một số ngân hàng thương mại sẽ phần nào đáp ứng yêu cầu nói trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, khoá luận tập trung vào phân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến áp dụng UCP600 và ISBP681 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức tín dụng chứng từ khi áp dụng phiên bản UCP mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối  tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình ứng dụng tại một số ngân hàng thương mại
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu tại bàn
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp diễn giải, quy nạp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận đựơc chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ, UCP600 và ISBP681
Chương 2: Thực tế áp dụng UCP600 và ISBP681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp dụng.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực hiện và kinh nghiệm thực tế, khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khoá luận ngày càng hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Phạm Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng như cung cấp cho em những kiến thức cơ bản cũng như những tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế- Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, cùng toàn thể các cán bộ phòng thanh toán quốc tế của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTM Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Láng Hạ, Ngân Hàng HSBC đã giúp em hoàn thành khoá luận.

Bản full: Link

Được tạo bởi Blogger.